Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

CUNG CẤP CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG RUỘT ĐỎ, GIỐNG CÂU SẦU RIÊNG RUỘT ĐỎ, CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG, CHUẨN GIỐNG, SỐ LƯỢNG LỚN. LH 0961284001

Sầu riêng cũng như những loại cây ăn trái khác, vì mỗi loại cây có những đặc tính khác nhau, sinh thái khác nhau nên phải có phương pháp trồng và chăm sóc thích ứng đem lại hiệu quả cao.
I - KỸ THUẬT TRỒNG
Có mấy vấn đề cần khẳng định về cây sầu riêng :
- Nhân giống vô tính cây ra hoa kết trái rất sớm từ 2 – 3,5 năm.
- Tùy các yếu tố trồng và chăm sóc, thời gian để trái được từ 2,5- 4 năm. Gốc có đường kính từ 10cm trở lên có thể để trái vững vàng.
- Cây trồng bằng cành chiết và cành ghép đều mau ra hoa trái, nhưng cành chiết vào mùa mưa giông dễ bị lật gốc và tuổi thọ cây thường thấp.



A - Làm đất
- Sầu riêng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý tưởng từ 6- 6,5, một số vùng có độ pH từ 5- 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.
- Vùng đất xám và đất đỏ Bazan ở Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, sầu riêng vẫn mọc tươi tốt. Vùng đồng bằng Nam Bộ phải trồng sầu riêng trên đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô.
- Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, ổ hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất tốt.
Có hai cách trồng sầu riêng sau đây :



1. Theo cách cũ :
Đào xới ở vị trí cần trồng một hố sâu khoảng 20cm, rộng khoảng 80cm để phơi đất cho khô, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ rồi lấp lại làm mô cao khoảng 15- 20cm và trồng cây ở giữa mô.
a) Ưu điểm :
- Dễ làm, chi phí thấp.
- Mùa nắng cây tăng trưởng mạnh, nhẹ công tưới nước.
b) Nhược điểm :
- Mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối, nếu kéo dài, rễ già vẫn bị hư hại. Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, suy kiệt.
- Cây ra hoa muộn. Khó chủ động điều khiển cho cây ra hoa trái theo ý muốn.



2. Theo cách mới :
a) Mục đích :
- Giúp cây có được môi trường thuận lợi để sinh trường và phát triển.
- Tạo điều kiện dễ dàng để bổ sung chất dinh dưỡng như phân hữu cơ, chất mùn… cho cây.
- Có thể chủ động cho ra hoa trái theo ý muốn.
b) Thực hiện :
- Đào hố sâu 0,6m, chiều rộng 0,8m x 0,8m, bón khoảng 1- 2kg vôi sống vào hố. Phơi đất thật khô. Dùng 20- 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã oai mục và 0,5kg- 1kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất mặt).
- Đắp thêm một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất vế mặt ruộng, đất phù sa sông rạch … Tùy điều kiện đất đai từng vùng mà làm mô cho thích hợp. Mô nên có chiều cao 0,4- 0,8m và rộng từ 1,2- 2,2m nếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở vùng đất miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiên lớn hơn 2%- 5% chỉ nên đắp mô cao 15- 25cm, rộng khoảng 60cm. Nếu độ nghiêng lớn hơn 5%, có thể không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ cho cây trồng mau tốt. Mùa mưa phải có kế hoạch chống xói mòn. Có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái không có tính cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hoặc trồng cây màu để vừa che cỏ, vừa chống xói mòn mặt đất và tăng thêm thu nhập. Nên sử dụng thuốc xịt cỏ vào mùa mưa, vừa diệt cỏ vừa hạn chế sự xâm thực.

c) Nhận xét :
- Ưu điểm :
+ Giúp cây có được môi trường thuận lợi để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ trong đất và tránh được tình trạng bất lợi do nhập úng. Cây tăng trưởng tốt và tuổi thọ cũng cao hơn.
+ Ở vùng đồng bằng khi cần bổ sung thêm đất, dùng chất bùn đã phơi khô, giúp bộ rễ của cây không bị hư hại do úng.
- Nhược điểm :
+ Chi phí cho việc làm mô cao.
+ Đòi hỏi phải tiến hành vào cuối mùa mưa hay trước mùa mưa vì cần có thời gian phơi đất.
+ Mùa khô phải tưới cho cây thường xuyên hơn so với cách làm mô thấp.
Trên đây là cách làm đất trước khi trồng cây. Nhưng không thể áp dụng máy móc. Ví như, cần trồng sầu riêng vào đầu mùa mưa nhưng thiếu phân hữu cơ, thì vẫn làm mô trồng trước. Khi có đủ phân thì bón sau bằng cách bón phân xung quanh và dùng đất ốp vào.
Vấn đề quan trọng là trước khi làm mô phải xem những khâu nào là cơ bản và dài lâu thì phải đáp ứng ngay. Phần nào có thể bổ sung sau đó thì linh hoạt tính toán thực hiện cho hợp lý. Thí dụ, cải tạo đất làm cho tơi xốp là yếu tố không thể làm sau khi trồng cây vì đã trồng cây rồi không thể đào bới ở dưới gốc cây lên để trở đất. Nên khâu cải tạo đất phải thực hiện chu đáo.

B- Trồng cây
1. Mô trồng :
Tùy theo kích cỡ bầu cây giống mà móc hố tương ứng để đặt cây.
2. Bón lót :
- Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà bón ít nhiều. Trộn sơ cho phân lẫn vào đất. Loại phân có nhiều đạm hay hàm lượng muối trong phân cao thì phải vùi sâu vào đất để rễ non không bị ngộ độc.
- Rải một ít thuốc sát trùng như Basudin 10H, Furadan, BHC … để phòng trừ mối, kiến, tuyến trùng … làm hại rễ non. Liều lượng từ 20- 50g tùy loại.

3. Trồng cây giống 
- Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu.
- Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng là được. Không cần vô đất quá mịn dễ làm đất bị lèn, do mưa nhiều hay tưới thừa nước.
- Dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng. Dùng dây nilon, dây nhựa để cột, tránh dùng dây chuối khô, lạt dừa (ruột), … có tính giữ ẩm để phát sinh nấm bệnh hại cây.
C- Chăm sóc 
Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó là do :
- Hoặc nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cổi, bị sâu bệnh.
-Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị hư hạI, sử dụng phân thuốc quá liều lượng.

Để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt, cần tuân thủ một số chế độ sau :
1. Chế độ đất và nước :
-Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu nước.
-Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn … dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.



Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
2. Hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên :
- Trồng xong nên dùng lá dừa, lá cây … để che nắng trưa đến xế (tia nắng thường gay gắt, nhiệt độ cao, tia tử ngoại có thể làm hại cây nhất là ở giai đoạn cây ra là non).
- Vườn trống trải phải dùng cọc để cố định cây, để giông gió không làm gãy đổ trong vài tháng đầu sau khi trồng.
- Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … đậy xung quanh mô để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa. Tránh đậy cận gốc, ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc.
Tùy thực tế các yếu tố bất lợi xảy ra thế nào thì tìm cách khắc phục thích hợp
II - ĐỐN TỈA TẠO DÁNG VÀ DI DỜI
A - Đốn tỉa tạo dáng :
Phải đốn tỉa các cành mọc không đúng hướng, các cành già, cành bị sâu bệnh để điều chỉnh tán cây cho đẹp, dáng cây sầu riêng giống như cây Noel mà người phương Tây, tín đồ Công giáo rất thích. Vườn sầu riêng nếu được trồng cho ngay hàng thẳng lối, tạo dáng cho đẹp thì được xem như vườn cây cảnh hấp dẫn khách du lịch. Hãy thử tưởng tượng, vào trưa hè oi bức, nằm đun đưa trên chiếc võng, dưới tán cây sầu riêng mát rượi, ngâm nga bài thơ hay hàn huyên tâm sự với người bạn phải lòng mình và ăn những múi sầu riêng thơm nứt !…



Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi.
Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3- 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40- 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3 . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.
B - Di dời :
Nhiều người cho rằng sầu riêng bứng, di dời chắc chắn sẽ chết. Điều đó là thực tế, song nếu cần bứng và di dời mà tuân theo một số bước sau thì tỷ lệ sống rất cao.
1. Ức chế sinh trưởng :
Chờ cho cây đã già lá, tỉa bớt cành cấp 2, cấp 3 . . . Cần thiết có thể cắt bỏ bớt cành cấp 1. Bứng 1/2 đến 2/3 bầu và cắt đứt rễ cọc (xoay bầu). Dùng bao tải, rễ lục bình, cỏ khô … che mát cho gốc. Cây to nhỏ thì bứng bầu có kích thước tương xứng- và ước lượng cả thân và bầu có trọng lượng có thể chuyển đi được. dùng cọc để chống đỡ phòng giông gió làm ngã đổ hay bể bầu.

2. Mùa vụ bứng dời :
Đầu mùa mưa xoay bầu, khoảng 2- 6 tuần sau bứng phần còn lại và chuyển đến nơi trồng cố định. Dùng tàu dừa, lá chuối, lá cây … che nắng vài tuần.
3. Chăm sóc :
Ba ngày đầu dùng bình xịt hay thùng vòi lỗ nhỏ tưới ướt lá thường xuyên. Phần gốc chỉ tưới vừa đủ ướt. Từ ngày thứ tư trở về sau nên giảm số lần tưới lại (chỉ tưới vào những lúc nắng gắt). Khoảng tuần thứ hai cho cây tiếp xúc dần với nắng
III. Phương thức thanh toán tiền mua cây giống
Thanh toán bằng tiền mặt: trực tiếp tại văn phòng, vườn ươm, Bưu điện.
hoặc Thanh toán qua tài khoản: Nguyễn Thị Tuyết Nhung; stk: 1505205150729 tại Ngân hàng NN& PTNT - Chi nhánh thanh xuân hà nội
(khi gửi khách hàng lưu ý điền số điện thoại vào mục nội dung chuyển tiền)
Hoặc tham khảo đường link:
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Cán bộ phụ trách: KS. Phạm Thanh
Điện thoại  - 0432161283/0961284001/0978073003
Email: giongcaychatluong@gmail.com
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét