Giới thiệu giống sầu riêng ruột đỏ Bất cứ ai đã một lần thưởng thức trái sầu riêng chắc hẳn sẽ không quên được cái hương vị đặc biệt, phần cơm sầu riêng mềm và có vị ngọt hấp dẫn khiến người thưởng thức phải ngất ngây.
Nhiều người đã từng ăn trái sầu riêng đều khẳng định rằng phần cơm của nó đều có màu vàng. Tuy nhiên, trong thời gian mới đây người ta đã khám phá ra màu vàng không còn là đặc trưng và duy nhất của ruột trái sầu riêng. Bởi vì, ngoài các giống sầu riêng cơm vàng hay cơm vàng hạt lép chúng ta vẫn thường ăn, còn có một giống sầu riêng khác có phần cơm màu đỏ rất đặc biệt. Sầu riêng ruột đỏ còn được gọi với cái tên là Sukang hay Tabelak, chúng còn được người dân ở đây gọi là sầu riêng rừng bởi vì nó sinh trưởng hoang dã trong những khu rừng ở Sabah - Miền đông Malaysia.
Cũng giống như các giống sầu riêng khác, sầu riêng ruột đỏ có mùi gần giống như những loại sầu riêng ruột vàng thông thường. Tuy nhiên, giống sầu riêng này có đôi chút khác biệt là ở phần cơm màu đỏ đậm như trái gấc, có hạt giống như hạt mít, phần cơm mỏng và khô hơn giống sầu riêng ruột vàng quen thuộc. Khi ăn vào sẽ có vi ngọt ngọt chua chua rất hấp dẫn. Hiện nay, có một số người dân đã nhập loại cây sầu riêng ruột đỏ về trồng thử tại nước ta. Tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nhưng trong thời gian tới đây, hi vọng rằng giống sầu riêng ruột đỏ này sẽ trở thành một loại cây trồng quý, trở thành đặc sản nổi tiếng và được nhiều người lựa chọn.
Một số lưu ý kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ:
Khi nói đến sầu riêng, mít thì điều đầu tiên người ta nghĩ đến là mùi thơm và màu múi của chúng. Hiện có những loại giống mới có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia với màu múi đỏ rực và mùi vị không mấy thay đổi so với sầu riêng và mít có múi màu vàng. Hiện tại cây giống mít ruột đỏ được bán ở nhiều công ty giống trong cả nước, con cây giống sầu riêng ruột đỏ thì nếu bà con có điều kiện thì nhập từ Malaysia. Kỹ thuật trồng sầu riêng ruột đỏ cũng tương tự giống trong nước.
Khi trồng sầu riêng ruột đỏ cần chú ý các khâu sau:
- Chọn đất tốt, nhẹ, phần đất dưới đáy hố trồng cần làm tơi xốp.
- Nên bón lót phân lân, tro trấu. Việc sử dụng phân KCL được cho là làm trái bị sượng, do đó khi cung cấp kali tốt nhất là dùng dạng sulfat kali (K2SO4) hoặc phân hỗn hợp NPK. Bón tro bếp, xác mắm, đất nhiễm mặn cũng cho quả sượng.
- Cần chú ý bón thêm khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây. Trong năm thứ 1 và 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi thì xới đất chung quanh gốc để bón.
- Việc sử dụng thêm thuốc dưỡng cây có thể áp dụng trong các giai đoạn sau thu hoạch và mang trái.
Phương thức thanh toán tiền mua cây giống
Thanh toán bằng tiền mặt: trực tiếp tại văn phòng, vườn ươm, Bưu điện.
hoặc Thanh toán qua tài khoản: Nguyễn Thị Tuyết Nhung; stk: 1505205150729 tại Ngân hàng NN& PTNT - Chi nhánh thanh xuân hà nội
(khi gửi khách hàng lưu ý điền số điện thoại vào mục nội dung chuyển tiền)
Hoặc tham khảo đường link:
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ văn phòng: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân Quảng
TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Cán bộ phu trách: KS. Phạm Thanh
HOTLINE - 0961284001/0948284001/0978073003
Email: giongcaychatluong@gmail.com
Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét